VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5E TRONG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1075.2024-0009Từ khóa:
mô hình 5E, năng lực giải quyết vấn đề, học sinh tiểu họcTóm tắt
Trên cơ sở lí thuyết kiến tạo, mô hình 5E được vận dụng trong dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnh được tri thức mới mà còn thúc đẩy sự phát triển của tư duy, khả năng khám phá, sáng tạo cũng như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, tự kiến tạo tri thức cho các em. Học tập với mô hình 5E, tri thức của người học được kiến tạo tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không tiếp nhận thụ động từ bên ngoài, do đó, dần hình thành và phát triển ở các em năng lực phát hiện vấn đề, tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề cũng như vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã có tìm kiếm ra cách thức hành động và tri thức mới. Dựa trên việc phân tích và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan, bài báo đã tập trung vào việc khái lược các khái niệm về mô hình 5E, các chỉ báo năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học cũng như mô tả tiến trình tổ chức việc dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề theo mô hình 5E trong dạy học tiểu học với các ví dụ minh họa cụ thể. Nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm sư phạm dạy học theo mô hình 5E trên 67 học sinh của 2 lớp 4A1, 4A2 thuộc Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng, Hà Nội; phân tích cả kết quả định lượng và định tính của thực nghiệm sư phạm để thấy được hiệu quả của việc áp dụng mô hình 5E trong quá trình giảng dạy môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (2021). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
[3] Bộ GD&ĐT, (2007). Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình GDPT theo định hướng phát triển NL HS, Hà Nội.
[4] Bộ GD&ĐT, (2018). Chương trình GDPT - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[5] Rodger W. Bybee et al, The BSCS 5E Instructional Model: Origins, Effectiveness and Applications (2006).
[6] Bybee R, Taylor J, et al. (2006). The BSCS 5E instructional model: Origins and effectiveness. Colorado Springs, CO: BSCS.
[7] Bybee, W. Rodger (2009), The BSCS 5E Instructional Model and 21st Century Skills. A Commissioned Paper Prepared for a Workshop on Exploring the Intersection of Science Education and the Development of 21st Century Skills. The National Academies Board on Science Education.
[8] Bộ GD&ĐT, (2021). Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học, ngày 07 tháng 06 năm 2021.
[9] DGT Hương, (2017) “Dạy học khám phá theo mô hình 5E- một hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiều học”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4, tr. 112-221.
[10] PK Nghệ, (2016). Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học di truyền học ở trường chuyên. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[11] Rogiers X. (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các NL ở nhà trường. NXB Giáo dục.
[12] NĐ Thuấn, NH Phúc, (2020). “Vận dụng “mô hình dạy học 5E” trong dạy học chương “chất khí” (vật lí 10) ở trường THPT”. Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 34-39, ISSN: 2354-0753.
[13] PĐC Thủy, NT Ngân, (2017). “Xây dựng thang đo và bộ công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS qua dạy học dự án”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, tập 14 (4), tr.99 – 109.
[14] LĐ Trung, PTT Hội, (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển NL HS ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[15] NV Trung, TH Quang, (2011). “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo Module cho HS THPT”. Tạp chí Giáo dục số 273, tr. 43- 44.
[16] CTM Uy, (2017). Phát triển NL nghiên cứu khoa học cho HS bằng mô hình dạy học 5E phần hóa học Hữu cơ. Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.