XÂY DỰNG BỘ HỌC LIỆU ĐỂ DẠY HỌC PHẦN “SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG” MÔN SINH HỌC 12 DỰA VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU TỪ VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1075.2024-0016Từ khóa:
cơ sở dữ liệu, học liệu, sinh thái học, Vườn Quốc gia Cát BàTóm tắt
Phần “Sinh thái học và Môi trường” môn Sinh học 12 giúp học sinh trang bị kiến thức đặc trưng của các cấp độ tổ chức sống trên cơ thể và nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường, các quy luật sinh thái học. Khi dạy học phần Sinh thái học và môi trường, giáo viên cần gắn liền kiến thức lí thuyết với thực tiễn ở các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển,…. Dựa vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ các khu bảo tồn thiên nhiên để tổ chức dạy học phần “Sinh thái học và Môi trường” sẽ góp phần tăng hứng thú và tính tích cực tư duy học tập của học sinh, qua đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh theo yêu cầu cần đạt trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài báo này tập trung nghiên cứu về cơ sở dữ liệu của Vườn quốc gia Cát Bà, đề xuất quy trình xây dựng bộ học liệu dạy học phần “Sinh thái học và Môi trường”, vận dụng quy trình xây dựng bộ học liệu bao gồm hình ảnh, video, tư liệu, phiếu học tập góp phần gia tăng nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy học phần kiến thức này.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] SW Amadioha, (2009). The Importance of Instructional Materials in Our Schools, an Overview, Ph.D., Rivers State University of Science and Technology, p. 63.
[2] TT Ngần, (2019). Sưu tầm, thiết kế và sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học Sinh học 8 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Giáo dục, (457, Kì 1-7/2019), 60-65.
[3] AB Thùy, (2016). Sử dụng tư liệu thu được từ thực tiễn dạy học Sinh học ở trường phổ thông để biên soạn bài tập dùng vào dạy học học phần lí luận dạy học Sinh học. Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] PTH Tú, NTA Tuyết, (2017). Sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học chủ đề “Di truyền học và bảo vệ vốn gen của loài người” phần “Di truyền học”, Sinh học 12. Tạp chí Giáo dục, (413, Kì 1-9/2017), 48-52.
[5] LT Huyền, HT Phương, ĐQ Vinh, HN Thảo, ĐT Hải, LV Trọng, NL Quyên, NTN Hiền, ĐT Thuận, NV Dũng (2022). Khai thác và sử dụng video trong dạy học sinh học ở phổ thông, Hội nghị nghiên cứu và giảng dạy Sinh học lần thứ 5, 983-992.
[6] LTH Trang, PTT Hội, (2021). Thiết kế và sử dụng các trò chơi trực tuyến trong dạy học phần “Sinh vật và môi trường” (Sinh học 9). Tạp Chí Giáo dục, 511(1), 19-23.
[7] Camille N. Dumpang, Mary Anne C. Sedanza, Las Johansen B. Caluza, (2021). Needs Assessment of Grade 8 Instructional Materials in Teaching Filipino: A Phenomenology. International Journal of Research Publications, 71(1), 11-17.
[8] LT Ngân, ĐT Hải, (2021). Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2, Kì 2-1/2021), 131-140.
[9] PV Điển, TTT Hà, HV Thập, VQ Nam, (2014). Tài nguyên đa dạng Sinh học vườn quốc gia Cát Bà. NXB Nông nghiệp, tr. 11-20.
[10] ĐT Hưng, (2004). Học liệu và vấn đề phát triển học liệu. Tạp chí Giáo dục, (96, Kì 9/2004), 17-18.
[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư 11/ 2018/ TT- BGDĐT tiêu chí xác định hàng hóa chuyên dụng phục vụ trực tiếp cho giáo dục (Điều 5 mục 2).
[12] CN Dumpang, MAC Sedanza, LJB. Caluza, (2021). Needs Assessment of Grade 8 Instructional Materials in Teaching Filipino: A Phenomenology. International Journal of Research Publications, 71(1), 11-17.