NHỮNG LŨY ĐÁ BẤT TỬ TRÊN MẢNH ĐẤT BIÊN CƯƠNG: MỘT KIỂU TỰ SỰ LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MÌNH VÀ HỌ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Các tác giả

  • Cao Kim Lan Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thành phố Hà Nội, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2025-0005

Từ khóa:

văn học chiến tranh, Nguyễn Bình Phương, Mình và họ, tự sự học lịch sử

Tóm tắt

Nền văn học chiến tranh Việt Nam được định hình và chứng thực với nhiều phong cách và tài năng khác nhau. Đến Nguyễn Bình Phương, những hư cấu lịch sử tiếp tục dòng chảy đó trong một bối cảnh và lối kể hoàn toàn khác. Cuộc chiến tranh biên giới hiện diện trong sự xô bồ, lắt léo và phai nhạt nhiều giá trị của cuộc sống hậu chiến, tuy nhiên, Mình và họ vẫn nhắc chúng ta về một lịch sử không thể nào quên, một quá khứ vẫn đang neo giữ tinh thần dân tộc. Bài viết khảo sát tiểu thuyết này của Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn tự sự học lịch sử - một trong những khuynh hướng tiếp cận nổi trội của tự sự học hậu kinh điển nhằm làm sáng rõ hai khía cạnh sau: 1) Hành trình tìm lại kí ức chiến tranh qua việc phân tích kiểu người kể chuyện bị bỏ quên, từ đó phô bày hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh biên giới cùng những dư âm của nó trong dòng đời xô bồ đương đại; 2) Nhận diện kiểu cấu trúc chấn thương trong Mình và họ qua việc phân tích tình trạng bạo lực không được thấu hiểu. Từ đây, bài viết xem xét việc kể (telling) và trình hiện (showing) về hiện thực chiến tranh trong sự soi chiếu giữa tâm thức cá nhân với cộng đồng và lịch sử dân tộc để nhận ra phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Bình Phương.

Tài liệu tham khảo

[1] H Đình, (2022). “50 năm cú bắt tay lịch sử Mỹ -Trung”, Nguồn: https://thanhnien.vn/50-nam-cu-bat-tay-lich-su-my-trung-1851431203.htm

[2] NH Khảm, (2024). “Lời giới thiệu” cho cuốn Những mảnh kí ức 1079-1989, Chuyện kể từ biên giới phía Bắc. NXB Trẻ, Hà Nội.

[3] NB Phương, (2014). Mình và họ. NXB Trẻ, Hà Nội.

[4] ĐC Thi, (2015). “Bạo lực và Mỹ cảm: đọc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương”, nguồn: https://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/pbao-luc-my-campidoc-mnh-v-hoi-cua-nguyen-bnh-phuong/

[5] Bảo Ninh, (Lam Điền thực hiện), (2014). “Không thể tẩy xóa lịch sử giữ nước”, Nguồn: https://tuoitre.vn/khong-the-tay-xoa-lich-su-giu-nuoc-650128.htm.

[6] CK Lan, (2021). “Một viễn cảnh về tự sự học hậu kinh điển và phương pháp tiếp cận của nó”. Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 11 (597), 39-57, ISSN 0494-6928.

[7] CK Lan, (Chủ nhiệm đề tài), (2024). Tự sự học hậu kinh điển trong xu hướng nghiên cứu liên ngành: Lí thuyết và thực tiễn (Giai đoạn II). Bản PDF, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Việt Nam.

[8] White H, (1973). Metahistory: the Historical Imagination in Nineteenth-Century Europe. Baltimore : Johns Hopkins University Press.

[9] White H, (1990). The content of the form: Narrative Discourse and Historical Representation. JHU Press.

[10] White H, (1966). The Burden of History: History and Theory, 5(2). 111. https://doi.org/10.2307/2504510

[11] CK Lan, (2015). Tác giả hàm ẩn trong tu từ học tiểu thuyết. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[12] NTN Minh, (2018). “Tự sự học lịch sử”, in trong Tự sự học lí thuyết và ứng dụng, Trần Đình Sử chủ biên. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[13] ĐT Huyền, H Hương & PH Thanh, (2024). Những mảnh kí ức 1079-1989, Chuyện kể từ biên giới phía Bắc. NXB Trẻ, Hà Nội.

[14] Thornber K, (2016). “Lí thuyết chấn thương”, in trong Lí thuyết và ứng dụng lí thuyết trong nghiên cứu văn học, (S. Owen, D. Damrosch, K. Thornber). Trần Hải Yến tổ chức bản thảo và biên tập. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[15] CK Lan, (2019). “Chấn thương kép trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, in trong Ma thuật của truyện kể (CKL). NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[16] Viện Văn học, Hội Nhà văn Việt Nam, (2023). Nguyễn Bình Phương, những mê lộ nghệ thuật. NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[17] NV Hùng, (2016). “Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết “Mình và họ”. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số tháng 3, 85-95.

[18] NA Say, (2017). “Tiểu thuyết Mình và Họ của Nguyễn Bình Phương nhìn từ lí thuyết trò chơi”. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, 5(1). 46-51.

[19] ĐH Ninh, (2017). “Âm vọng chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” (Qua trường hợp Mình và họ và Kể xong rồi đi). Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12, 32-43.

[20] BT Truyền & NM Lan, (2023). “Kì ảo hóa hiện thực và con người trong mình và họ của Nguyễn Bình Phương” trong Những mê lộ nghệ thuật. NXB Hội nhà văn, Hà Nội, tr.196-209.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-02-27

Số

Chuyên mục

Bài viết

Cách trích dẫn

Kim Lan, C. . (2025). NHỮNG LŨY ĐÁ BẤT TỬ TRÊN MẢNH ĐẤT BIÊN CƯƠNG: MỘT KIỂU TỰ SỰ LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MÌNH VÀ HỌ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG. Journal of Science Social Science, 70(1), 43-54. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2025-0005