NGHIÊN CỨU YẾU TỐ CHỈ MÀU XANH TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC TỪ VĂN BẢN HÁN SANG VĂN BẢN NÔM
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2025-0002Từ khóa:
Truyền kì mạn lục, yếu tố Hán Việt, từ Hán Việt, yếu tố chỉ màu xanh, giải âm NômTóm tắt
Bài viết nghiên cứu các yếu tố chỉ màu xanh trong tác phẩm song ngữ Hán Nôm Truyền kì mạn lục (TKML) bằng phương pháp so sánh - lịch sử, phương pháp lịch sử - so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phiên dịch học, phương pháp liên ngành. Bài viết khảo cứu số lượng và tần suất, khả năng hoạt động của yếu tố chỉ màu xanh trong văn bản Hán văn. Đồng thời, bài viết tìm hiểu về đặc điểm chuyển dịch các yếu tố chỉ màu xanh từ văn bản Hán văn sang văn bản Nôm, qua đó nhằm xác định rõ hơn đặc trưng văn bản văn xuôi viết bằng chữ Nôm trong thế kỉ XVI và phương thức giải âm Nôm. Khả năng gia nhập tiếng Việt của các yếu tố chỉ màu xanh và từ ngữ có sự gia nhập của yếu tố chỉ màu xanh trong TKML được khảo sát và phân tích, qua đó góp phần xác định mối tương quan giữa văn bản Hán văn và tiếng Việt cũng như sự vận động của tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo
[1] NĐ Na, (1988). Truyền kì mạn lục có 20 hay 22 truyện, Tạp chí Hán Nôm, 2, tr.45-49.
[2] HH Cẩm, (1999). Tân biên Truyền kì mạn lục: nghiên cứu văn bản và vấn đề dịch Nôm. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[3] N Dữ, (2018). Truyền kì mạn lục giải âm, Nguyễn Thế Nghi dịch, Phiên âm, chú giải: Nguyễn Quang Hồng. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[4] W Takuya, (2019). Nghiên cứu đối chiếu các hư từ Hán văn dịch sang các hư từ văn Nôm trong tác phẩm song ngữ Hán Nôm Truyền kì mạn lục. LA.19.0025.1 (Thư viện Quốc gia)
[5] N Dữ, (2022). Truyền kì mạn lục giải âm, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí. NXB Kim Đồng, Hà Nội.
[6] 顧建平, (2012). 《漢字圖解字典》. 東方出版中心, 上海.
[7] 吳頤人, (2009). 《漢字尋根》.上海人民出版社, 上海.
[8] 蔡杰, 祁广谋 (主編), (2017). 《实用越汉汉越词典》. 广西教育出版社, 广西.
[9] NT Cẩn (2004), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[10] MN Chừ, VĐ Nghiệu, HT Phiến, (2020). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[11] HTP Của, (2022). Đại Nam quấc âm tự vị. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
[12] Hội Khai Trí Tiến Đức, (1954). Việt Nam tự điển. NXB Văn Mới, Sài Gòn – Hà Nội.
[13] H Phê, HTT Linh, VX Lương, PT Thuỷ, ĐTM Thu, ĐT Hoà, (2015). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.
[14] NT Cẩn, (1998). Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[15] 罗竹風 (主編) (1994), 《漢語大辭典》, 漢語大辭典出版社, 上海.