BỘ MÁY QUẢN LÍ LÀNG XÃ VÀ MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ (QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG LÀNG SƠN NGA, KHỔNG TƯỚC, TẠ XÁ, TĂNG XÁ, YÊN DƯỠNG)

Các tác giả

  • Nguyễn Duy Bính Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Phan Minh Anh K70, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành phố Hà Nội, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0060

Từ khóa:

Cải lương hương chính, hương ước cải lương, phong tục tập quán, bộ máy quản lí làng xã, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Tóm tắt

Sau khi căn bản hoàn thành việc bình định về mặt quân sự ở Việt Nam, thực dân Pháp đã tiến hành thực hiện khai thác thuộc địa. Làng xã Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là nơi mang tính tự trị, khép kín lâu đời. Vì vậy, chính quyền thuộc địa đã thi hành chính sách “Cải lương hương chính” với tham vọng can thiệp, khống chế vào công việc nội bộ của làng xã. Công cuộc cải lương hương chính trải qua ba giai đoạn bắt đầu từ năm 1921 và kết thúc vào năm 1945 trên hầu hết các địa phương ở Bắc Kì trong đó có huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Thực dân Pháp bắt các làng xã phải thay đổi bộ máy quản lí của mình theo các nghị định và mẫu hương ước thực dân Pháp ban hành. Tuy nhiên, mỗi làng lại có những phong tục tập quán khác nhau. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về bộ máy quản lí làng xã, tập trung làm sáng tỏ một số phong tục được đưa vào quy định của hương ước là: Hôn nhân, khao vọng và tang ma qua hương ước cải lương.

Tài liệu tham khảo

[1] CV Biền, (1998). Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc Kì. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 3 (298), 73 – 84.

[2] NTL Hà, (2019). Chính sách cải lương hương chính ở đồng bằng Bắc Kì và tác động của nó đến đời sống làng xã thời Pháp thuộc (Trường hợp tỉnh Hà Đông). Nxb Khoa học xã hội.

[3] NTL Hà, (2020). Tỉnh Hà Đông nơi thí điểm chính sách cải lương hương chính thời Pháp thuộc. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 9 (58), 67-72.

[4] NTL Hà, (2013). Tìm hiểu những thay đổi trong bộ máy quản lí ở làng xã đồng bằng Bắc Kì từ đầu thế kỷ XX-1945. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 8 (188), 101 – 109.

[5] Nguyễn TT Hà, (2014). Hương ước cải lương huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1921 – 1942). Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6] NT Huệ, (2016). Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1944). Luận án tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[7] PK Bính, (2005). Việt Nam phong tục. Nxb Văn học.

[8] LT Vũ (Chủ biên), (1998). Nghi lễ vòng đời người, Nxb Văn hóa Dân tộc.

[9] ĐP Chi, (2014). Những khác biệt về cưới hỏi, tang ma, khao vọng tại Bắc Kì trước và sau cải lương hương thí điểm. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 6 (458), 23 – 33.

[10] NTL Hà, (2017). Sự thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã Bắc Kì thời Pháp thuộc. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 6 (115), 53 – 61.

[11] Hương ước làng Sơn Nga, tổng Văn Phú, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, soạn năm 1942, kí hiệu HƯ4679, Thư viện tỉnh Phú Thọ.

[12] Hương ước làng Tạ Xá, tổng Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, soạn năm 1932, kí hiệu HƯ4652, Viện TTKHXH.

[13] Hương ước làng Tăng Xá, tổng Phương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, soạn năm 1932, kí hiệu HƯ4675, Thư viện tỉnh Phú Thọ

[14] Hương ước làng Khổng Tước, tổng Vân Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, soạn năm 1932, kí hiệu HƯ4668, Thư viện tỉnh Phú Thọ

[15] Hương ước làng Yên Dưỡng, tổng Điêu Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, soạn năm 1942, kí hiệu HƯ 4659, Thư viện tỉnh Phú Thọ

[16] NV Tuyển (dịch) & LV Phúc (xuất bản), (1927). Nghị định chỉnh đốn lại Hội đồng tộc biểu các xã Nam dân ở Bắc Kì. Nhà in Tonkinoise, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-01-08

Số

Chuyên mục

Bài viết

Cách trích dẫn

Duy Bính, N., & Minh Anh, P. (2025). BỘ MÁY QUẢN LÍ LÀNG XÃ VÀ MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ (QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG LÀNG SƠN NGA, KHỔNG TƯỚC, TẠ XÁ, TĂNG XÁ, YÊN DƯỠNG). Journal of Science Social Science, 69(3), 169-176. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0060