ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DI CƯ CỦA LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0059Từ khóa:
mạng lưới xã hội, di cư mắt xích, di cư, Việt NamTóm tắt
Nền kinh tế làng xã truyền thống với mạng lưới xã hội chặt chẽ và gắn kết, nơi số lượng và chất lượng thông tin về đặc điểm của người khác tương đối cao, có thể là môi trường thuận lợi để chuyển tiếp các thông tin về các vấn đề di cư lao động quốc tế của người Việt. Nghiên cứu này xem xét các mạng lưới xã hội, đặc biệt là quan hệ họ hàng và tác động của mạng lưới đó đến việc di cư ra nước ngoài của thanh niên Việt Nam trong quá trình ra quyết định di cư của họ sang khu vực Đông Bắc Á. Dựa trên kết quả các cuộc khảo sát và phỏng vấn sâu tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), nghiên cứu cho thấy thanh niên Việt Nam di cư tận dụng mạng lưới xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực di cư của họ. Mạng lưới di cư không chỉ đóng vai trò chuyển tiếp thông tin từ nơi đi và nơi đến mà còn hỗ trợ thiết thực và đảm bảo cho quá trình di cư của những người mới, góp phần tạo nên hệ thống “di cư mắt xích”. Bài viết cung cấp những hiểu biết về cách lựa chọn di cư của người lao động Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh tác động trong lựa chọn di cư của họ.
Tài liệu tham khảo
[1] Marshall, (2010). Từ điển Xã hội học Oxford (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (dịch từ Oxford Dictionary of Sociology - Oxford Universiti - 1998). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[2] Massey DS & España, (1987). The Social Process of International Migration. Science 237 (4816), 733-738.
[3] Margherita C & Mariapia M, (2014). Formation of Migrant Networks. Scandinavian Journal of Economics 117(2).
[4] Zell, S. and Skop, (2011). Social Networks and Selectiviti in Brazilian Migration to Japan and the United States. Popul. Space Place 17, 469–488.
[5] Somerville, (2015). Strategic Migrant Network Building and Information Sharing: Understanding ‘Migrant Pioneers’ in Canada. International Migration 53 (4), 135-154.
[6] Filiz Garip and Asad L. Asad, (2015). Migrant Networks, researchGate (https://www.researchgate.net/publication/283153627).
[7] Fawcett, (1989). Networks, Linkages, and Migration Systems, The International Migration Review, 23 (3), 671-680.
[8] Epstein, (2008). Herd and Network Effects in Migration Decision-Making. Journal of Ethnic and Migration Studies, 34 (4), 567-583.
[9] Gmelch, (1995). Return Migration. Annual Review of Anthropology 9, 135– 159.
[10] Louise R, (2022). Chapter 2 The Direct and Indirect Role of Migrants Networks in Accessing Diverse Labour Market Sectors: An Analysis of the Weak/ Strong Ties Continuum, 37.
[11] Boyd, (1989). Family and Personal Networks in International Migration: Recent Developments and New Agendas. The International Migration Review 23 (3), 638-670.
[12] Côté RR, Jensen JE, Roth LM & Way, (2015). The Effects of Gendered Social Capital on U.S. Migration: A Comparison of Four Latin American Countries. Demography 52 (3), 989-1015.
[13] Epstein, (2008). Herd and Network Effects in Migration Decision-Making. Journal of Ethnic and Migration Studies, 34 (4), 567-583.
[14] Massey DS, Arango J, Hugo G, Kouaouci A, Pellegrino A & Taylor JE, (1993). Theories of International Migration: A Review and Appraisal. Population and Development Review, 19 (3), 431-466.
[15] NNN Anh, (2017). Social Networks along the Migration Cycle between Vietnam and Korea: Opportunities or Obstacles for Temporary Labour Migrants?, The Universiti of Sydney.
[16] Cục Quản lí lao động ngoài nước, Báo cáo tổng hợp tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (qua các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020, 2022)
[17] Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An, (2023). Báo cáo kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2022.
[18] Cục thống kê Hàn Quốc, (2022). 국가별 불법체류 외국인 현황 (Tình trạng người lao động bất hợp pháp phân theo quốc gia) https://kosis.kr/statHtml/statHtml.do?orgId=111&tblId =DT_1B040A36.
[19] Ủy ban Nhân dân xã Đô Thành, Sổ quản lí lao động làm việc ở nước ngoài đến tháng 4/2022
[20] Heila S, 2021. Migrant networks as social capital: the social infrastructure of migration (https://pureportal.coventry.ac.uk/en/publications/migrant-networks-as-social-capital-the-social-infrastructure-of-m), 9.
[21] LH Huyên, (2008). Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Tiểu ban kinh tế Việt Nam (VNH3.TB5.791).