HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0057Từ khóa:
hoạt động công tác xã hội, hỗ trợ hòa nhập xã hội, trẻ em mồ côi, cơ sở trợ giúp xã hộiTóm tắt
Hòa nhập xã hội là một vấn đề đang được quan tâm đối với các nhóm người yếu thế, trong đó có nhóm trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Công tác xã hội với chức năng phòng ngừa, can thiệp và phục hồi có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Nghiên cứu được thực hiện tại Làng trẻ em SOS và Birla Hà Nội, mẫu khảo sát gồm 174 trẻ em mồ côi và 16 cán bộ, nhân viên được thực hiện từ năm 2018-2021. Kết quả cho thấy các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi bao gồm: Hỗ trợ giáo dục, hướng nghiệp; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế; hỗ trợ tâm lí, xã hội được tiến hành thường xuyên, dưới nhiều hình thức và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chưa chú ý đến sự khác biệt của từng nhóm trẻ, chưa phát huy được tiềm năng và năng lực cá nhân của trẻ trong hòa nhập xã hội. Do đó, cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội như chuyên nghiệp hóa, cụ thể hóa các hoạt động hỗ trợ, tăng cường kết nối, vận động nguồn lực trong hỗ trợ trẻ em mồ côi.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2020). Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, ban hành kèm theo công văn Số: 433 /LĐTBXH-TE, ngày 10/2/2020.
[2] ĐTT Phương, (2019). Mô hình công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, (3), 71 - 85.
[3] BTX Mai, (2016). Thực trạng dịch vụ xã hội, trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em: Kinh nghiệm của một số quốc gia, 264 -270.
[4] NH Hữu, (2016). Công tác xã hội với trẻ em – Lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của công tác xã hội ở nước ta. Kỷ yếu Hội thảo Công tác xã hội với thanh thiếu nhi ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển, 84-90.
[5] HT Thư, (2016). Sự chuyên nghiệp trong dịch vụ công tác xã hội đối với nhóm yếu thế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội với chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội, 194-199.
[6] BTX Mai, (2010). Giáo trình nhập môn công tác xã hội. NXB Lao động - Xã hội.
[7] Jessica C, (2010). “Orphanages of Accra: A Comparative Case Study on Orphan Care and Social Work Practices”, School for International Training, Study Abroad-Ghana, Follow this and additional works at: http://digitalcollections.sit.edu/ isp_ collection Part of the Social Work Commons.
[8] Ngwu C, Nnama-Okechukwu, C. & Obasi-Igwe I, (2017). “Social work with orphans and vulnerable children”, In: Okoye, U., Chukwu, N. & Agwu, P. (Eds.), Social work in Nigeria: Book of readings, Nsukka: University of Nigeria Press Ltd, 198–208.
[9] NTT Hà, (2011). “Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Xã hội học (3), 58-72.
[10] NH Hùng, (2016). “Kĩ năng chia sẻ cảm xúc với trẻ em mồ côi của cán bộ công tác xã hội”. Tạp chí Tâm lí học (4), 66-72.
[11] NT Liên, (2018). “Ứng dụng phương pháp công tác xã hội trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ en mồ côi tại làng trẻ em SOS Hà Nội”. Tạp chí Giáo dục (2), 122-126.
[12] Liu M & Kai Z, (2012). Social service for Orphans and its Challenges in China. In the book Orphan Care A comparative View, Kumarian Press, 61-81.
[13] Bettmann JE, Mortensen JM, & Akuoko KO, (2015). Orphanage caregivers' perceptions of children's emotional needs. Children and Youth Services Review, 49, 71-79.