ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Các tác giả

  • Bùi Khắc Phượng Khoa Địa lí, Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
  • Phan Huỳnh Khánh Thương Khoa Địa lí, Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
  • Trương Văn Cảnh Khoa Địa lí, Trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0053

Từ khóa:

chất lượng cuộc sống dân cư, chỉ số tổng hợp, đo lường, thành phố Đà Nẵng

Tóm tắt

Bài viết tập trung đo lường và đánh giá chỉ số chất lượng cuộc sống dân cư TP Đà Nẵng dựa trên phương pháp chuẩn hóa thang đo 0 (giá trị kém nhất) – 100 (giá trị tốt nhất). Chất lượng cuộc sống dân cư TP Đà Nẵng được đánh giá dựa trên 3 khía cạnh gồm: thu nhập – việc làm; y tế - giáo dục; môi trường sống – an ninh. Trong mỗi khía cạnh sẽ có các chỉ số tương ứng mà dựa vào đó tác giả có thể đo lường và đánh giá chỉ số chất lượng cuộc sống dân cư tổng hợp. Số liệu thống kê được các tác giả thu thập trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2022 cho toàn TP Đà Nẵng. Đối với cấp quận/huyện (không tính huyện đảo Hoàng Sa), số liệu được thu thập trong năm 2019. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng cuộc sống dân cư TP Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2018 ở mức tốt (mức II) và được cải thiện lên mức rất tốt (mức I) ở giai đoạn 2020 – 2022. Đối với cấp quận/huyện kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống dân cư đều ở mức rất tốt (mức I) riêng huyện Hòa Vang đạt ở mức tốt (mức II). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP Đà Nẵng.

Tài liệu tham khảo

[1] NK Thoa, (2003). Bàn về khái niệm chất lượng cuộc sống. Tạp chí Dân số và Phát triển, Vol (06). https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ban-ve-khai-niem-chat-luong-cuoc-song-1722011111703242523.htm

[2] Whoqol Group, (1998). Development of the World Health Organization WHOQOL-BREF quality of life assessment. Psychological Medicine, 28, 551–558.

[3] PTX Thọ, (2008). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập trường hợp tỉnh Bình Thuận. Đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ cấp Bộ, mã số B.2006.19.06.

[4] BVT Nhật, (2008). Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận hiện trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. https://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-chat-luong-cuoc-song-dan-cu-tinh-binh-thuan-hien-trang-va-giai-phap-74455/.

[5] NTT Linh, (2014). Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. https://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-chat-luong-cuoc-song-dan-cu-tinh-dak-lak-75222/.

[6] NT Mến, (2014). Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình. Luận án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Tây Bắc. vhttps://fr.slideshare.net/slideshow/chuyen-de-phan-tich-chat-luong-cuoc-song-dan-cu-mien-phi-hot-2018/86741374

[7] TV Cảnh, (2023). Đo lường và đánh giá chỉ số thịnh vượng đô thị thành phố Đà Nẵng dựa trên các tiêu chí của Liên Hợp Quốc. NXB Lao động.

[8] TV Cảnh, NTN Ánh, ĐT Diệu, (2019). Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 02(87), 96 – 102.

[9] Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2016 - 2022. NXB Thống kê, Hà Nội.

[10] Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng, (2022). Niên giám thống kê TP 2021. NXB Thống kê, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-01-08

Số

Chuyên mục

Bài viết

Cách trích dẫn

Khắc Phượng, B., Huỳnh Khánh Thương, P., & Văn Cảnh, T. (2025). ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Journal of Science Social Science, 69(3), 99-110. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0053