ĐA DẠNG HÓA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT MỘT VÍ DỤ XOÀNG CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC TU TỪ
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0050Từ khóa:
Tự sự học tu từ, tu từ học tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương, Một ví dụ xoàng, đa dạng hóa người kể chuyệnTóm tắt
Tự sự học tu từ xuất hiện lần đầu tiên trong công trình nghiên cứu Tu từ học tiểu thuyết (The Rhetoric of Fiction) của W. Booth (1961), mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với truyện kể. Trong các bình diện tu từ học của lí thuyết này, người kể chuyện tồn tại như một mã quan trọng trong quy trình lập mã của tác giả trước mỗi văn bản nghệ thuật, đồng thời trở thành công cụ của tác giả trong việc kiến tạo thế giới nghệ thuật và hướng đến việc thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó. Bài viết dựa trên cơ sở lí thuyết tự sự học tu từ về người kể chuyện - để khảo sát tiểu thuyết Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương nhằm giải mã hiện tượng đa dạng hóa người kể chuyện như một chiến lược tự sự tạo nên sự hấp dẫn cho truyện kể của của nhà văn. Từ đó, thấy được những đóng góp của Nguyễn Bình Phương đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên phương diện nghệ thuật tự sự.
Tài liệu tham khảo
[1] CK Lan, (2021), “Một viễn cảnh về tự sự học hậu kinh điển và phương pháp tiếp cận của nó”. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, ISSN 0494-6928, 11 (597), 39-57.
[2] CK Lan, (2015), Tác giả hàm ẩn trong Tu từ học tiểu thuyết. NXB Văn học, Hà Nội.
[3] Nhiều tác giả, (2023), Nguyễn Bình Phương, những mê lộ nghệ thuật. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[4] CK Lan, (2019), Ma thuật của truyện kể (Tự sự và những diễn giải văn học Việt Nam hiện đại). NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[5] Hoàng Phê, (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[6] NB Phương, (2021), Một ví dụ xoàng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.