CHUYỂN ĐỔI THỰC HÀNH DIỄN XƯỚNG MO MƯỜNG TRONG THỜI ĐẠI KĨ THUẬT SỐ

Các tác giả

  • Bùi Văn Niên Khoa Du lịch, Trường Đại học Đại Nam, thành phố Hà Nội, Việt Nam, NCS 2021 – 2024, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
  • Nguyễn Thị Kim Ngân Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0049

Từ khóa:

thực hành diễn xướng, Mo Mường, thời đại kĩ thuật số, nghệ nhân, tương tác trực tuyến

Tóm tắt

Nghiên cứu này tìm hiểu sự biến đổi của nghệ thuật biểu diễn Mo Mường trong thời đại kĩ thuật số. Theo truyền thống, Mo Mường do Ôông Mo biểu diễn gắn liền với các nghi lễ, phong tục tập quán dân gian của cộng đồng người Mường, diễn ra trong môi trường vật chất và văn hóa như nhà sàn và các buổi họp mặt cộng đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện đại, thực tiễn thực hành diễn xướng Mo Mường này đã mở rộng sang lĩnh vực kĩ thuật số, tích hợp với không gian mạng để hình thành nên cái được gọi là Văn hóa dân gian kĩ thuật số (E-folklore). Thông qua nghiên cứu thực địa dân tộc học, phân tích dữ liệu ngữ văn dân gian và phỏng vấn sâu các nghệ nhân, nghiên cứu này xem xét thời đại kĩ thuật số đã thay đổi việc thực hành, bảo tồn và phổ biến Mo Mường như thế nào. Nghiên cứu cũng hướng đến việc nhấn mạnh sự chuyển đổi từ truyền miệng truyền thống sang ghi âm kĩ thuật số và tương tác trực tuyến giữa nghệ nhân và khán thính giả, đánh giá tác động đối với di sản văn hóa và bản sắc cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

[1] T Từ, 2012. Người Mường ở Hòa Bình. NXB Thời đại, Hà Nội.

[2] KT Sơn (chủ biên), 2016. Nghệ thuật diễn xướng Mo Mường. NXB Thế giới, Hà Nội.

[3] B Thiện, (2005). Diễn xướng Mo – Trượng – Mỡi (song ngữ Mường – Việt). NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

[4] NV Minh, (2013). Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[5] NTK Ngân, (2017). Folklore và văn học viết: nghiên cứu từ góc độ “dịch chuyển không gian” trong truyện cổ tích và truyện truyền kì. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[6] NTK Ngân, (2024). Folklore và thời đại kĩ thuật số: Hướng đến một đánh giá toàn cảnh. http://vannghehue.vn/tin-tuc/p0/c162/n3749/folklore-va-thoi-dai-ky-thuat-so-huong-den-mot-danh-gia-toan-canh.html.

[7] Grossin P, (1994). Tỉnh Mường Hòa Bình. NXB Lao động & Sở văn hóa – Thông tin – Thể thao tỉnh Hòa Bình, Hà Nội.

[8] Cuisinier J, (2007). Người Mường: Địa lí nhân văn và xã hội học. NXB Lao động, Hà Nội.

[9] PĐ Dương, (2012). Người Mường và tiếng Mường, trong Người Mường ở Hòa Bình. NXB Thời đại, Hà Nội, 526-531.

[10] N Hải, (2011). Tản mạn văn hóa Mường Hòa Bình. NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[11] TK Thành (chủ biên), (2021). Văn học mạng Việt Nam – Xu hướng sáng tạo và tiếp nhận. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[12] Blank T (ed.), (2012). Folk Culture in the Digital Age. The Emergent Dynamic of Human Interaction. University Press of Colorado, Boulder, 2.

[13] BV Niên, (2021). Vũ trụ quan và biểu tượng cây Si trong Mo Mường của người Mường Măng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 66(3), 50-57.

[14] Wasilewska VK, (2016). Folklore in the Digital Age: Collected Essays. Jagiellonian University Press, 27.

[15] NĐ Thịnh & Proschan F, (2005). Folklore Thế giới, một số công trình nghiên cứu cơ bản. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-01-08

Số

Chuyên mục

Bài viết

Cách trích dẫn

Văn Niên, B., & Thị Kim Ngân, N. (2025). CHUYỂN ĐỔI THỰC HÀNH DIỄN XƯỚNG MO MƯỜNG TRONG THỜI ĐẠI KĨ THUẬT SỐ. Journal of Science Social Science, 69(3), 61-71. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0049