QUÁN CÀ PHÊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PATRICK MODIANO: MỘT THA XỨ KÍ ỨC

Các tác giả

  • Trần Thanh Nhàn NCS K40, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành phố Hà Nội, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0046

Từ khóa:

Patrick Modiano, tha xứ, địa bàn kí ức, Pierre Nora, Foucault, quán cà phê, kí ức,…

Tóm tắt

Không gian, nhất là các quán cà phê, là một kí hiệu quan trọng trong tiểu thuyết của Patrick Modiano và là một trong những đặc trưng nhận dạng danh tính của ông trên văn đàn Pháp nói riêng và thế giới nói chung. Phần lớn công trình nghiên cứu đều nhìn nhận không gian cà phê từ góc độ tâm lí học hoặc khu biệt về các dạng không - thời gian (chronotope) theo quan điểm của Bakhtin. Tuy nhiên với motif nhân vật lãng du (flâneur) và kẻ hồi tưởng (rememberer), hướng tiếp cận như thế đã vô tình bỏ qua mối quan hệ mật thiết vốn không thể tách rời giữa ba vấn đề phổ biến trong tiểu thuyết của Modiano: không gian-kí ức-căn tính. Từ lí thuyết về tha xứ (hétérotopie/ heterotopia) của Michel Foucault và địa bàn kí ức (lieux de mémoire) của Pierre Nora, bài viết hướng đến xem xét không gian quán cà phê trong tiểu thuyết Modiano như là một không gian kí ức, hay đúng hơn là tha xứ kí ức. Qua đó, không gian nói chung, quán cà phê nói riêng, dưới cái nhìn của Modiano, vừa phóng chiếu nội tâm vừa là bảo tàng kí ức, một tha xứ cho những kẻ bị lãng quên. Nơi đây lưu giữ kí ức cá nhân cùng mối liên hệ giữa chủ thể với xã hội và môi trường xung quanh. Sự thay đổi, biến mất của những tha xứ kí ức này phản ánh một không gian đô thị tan rã do quá trình gia tốc của lịch sử cùng thời gian. Qua đó độc giả nhận ra sự đứt gãy trong quá trình xác lập căn tính cũng như trong mối liên hệ giữa người – người.

Tài liệu tham khảo

[1] Proust M, (2013). Bên phía nhà Swan (Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Dương Tường và Đặng Anh Đào dịch). NXB Văn học, Hà Nội.

[2] Bergson H, (2019). Vật chất và kí ức (Cao Văn Luận dịch). NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] Connerton P, (1996). How Society Remember, Cambridge University Press

[4] Yi-Fu T, (1975). Place: An Experiential Perspective. Geographical Review, 65(2), 151-165.

[5] Modiano P, (2017). Một gánh xiếc qua (Cao Việt Dũng dịch). NXB Văn học, Hà Nội.

[6] Modiano P, (2021). Chevreuse, Gallimard.

[7] Foucault M, (1994). The order of things, Random House, New York.

[8] Foucault M & Miskowiec J, (1986). Of Other Spaces. Diacritcs, 26(1), 22-27.

[9] Nora P, (1996). Realms of Memory: Rethinking the French Past Volumn I (Translated by Lawrance D. Kritzman). Colombia Univiersity Press, New York.

[10] Hemingway E, (2009). Hội hè miên man (Phan Triều Hải dịch). NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[11] Modiano P, (2020). Những đại lộ vành đai (Trương Xuân Huy dịch). NXB Hà Nội, Hà Nội.

[12] Modiano P, (2015). Phố những cửa hiệu u tối (Dương Tường dịch). NXB Văn học, Hà Nội.

[13] Baudelaire C, (1992). Selected Writings on Art and Literature (Translated by P. E. Charvet), Penguin Books.

[14] Modiano P, (2020). Hoa của phế tích (Hoàng Lam Vân dịch). NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[15] Modiano P, (2016). Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối (Trần Bạch Lan dịch). NXB Văn học, Hà Nội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-08-12

Cách trích dẫn

Thanh Nhàn, T. (2024). QUÁN CÀ PHÊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PATRICK MODIANO: MỘT THA XỨ KÍ ỨC. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Xã hội, 69(3), 31-41. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0046