PHẢN ĐỀ TRUYỀN THỐNG TRONG KIM SÍ ĐIỂU (GARUDA) CỦA YI MUN-YOL NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0045Từ khóa:
phản đề truyền thống, diễn ngôn trần thuật, Yi Mun-yol, Garuda, văn học Hàn QuốcTóm tắt
Bài viết này đi sâu nghiên cứu phản đề truyền thống trong truyện ngắn Kim sí điểu (Garuda) của Yi Mun-yol (이문열) thông qua phương pháp phân tích diễn ngôn trần thuật. Bài viết khám phá các chiến lược diễn ngôn mà Yi Mun-yol sử dụng để tạo lập phản đề truyền thống, bao gồm hình tượng nhân vật, tái diễn giải và chuyển đổi ngữ cảnh. Thông qua mâu thuẫn trong hệ thống nhân vật, tác giả thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Chiến lược tái diễn giải mang lại cách hiểu khác về diễn ngôn truyền thống. Trong khi đó, việc chuyển đổi ngữ cảnh tạo ra sự giao thoa giữa quá khứ với hiện tại. Các chiến lược diễn ngôn mang đến không gian văn học độc đáo, thúc đẩy tiến trình sáng tạo. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng sáng tác của Yi Mun-yol góp phần tái cơ cấu giá trị truyền thống, làm phong phú cảnh quan văn học Hàn Quốc đương thời.
Tài liệu tham khảo
[1] Finch M, (2008). Fire and Ice: The Search for Values in Yi Munyŏl’s Novella Kŭ Hae KyŏUl (The Winter of that Year). Seoul Journal of Korean Studies, 2, 439-445.
[2] Finch M, (2010). Marching to a Different Beat: Existentialist Themes in Yi Munyŏl’s Debut Novella Saeha’gok (Song under a Border Fortress). Seoul Journal of Korean Studies, 23(1), 117-136.
[3] Löwensteinová M, & Sunbee Y, (2014). Yi Munyǒl’s new mythology of Kim Pyǒngyǒn. “The Siin”. Archiv orientální, 82(2), 337-358.
[4] Foucault M, (2019). The order of discourse. In: Luxon N. (Ed.), Archives of infamy: Foucault on state power in the lives of ordinary citizens, pp. 141-166. University of Minnesota Press.
[5] Bakhtin M, (1984). Problems of Dostoevsky's Poetics (C. Emerson, Ed. & Trans.; W. C. Booth, Intro.). University of Minnesota Press.
[6] Chiupa VI, (2013, September). Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật (Lã Nguyên, dịch). http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view
[7] Tyupa VI, (2011). Thể loại và diễn ngôn (Жанр и дискурс). Kritika i semiotika, 15, 31-42. Moscow, Russia.
[8] Дейк ван ТА, (1989). Язык. Познание. Коммуникация. Москва, Россия.
[9] Hegel G, (1998). Phenomenology of Spirit (A. V. Miller, Trans.). Motilal Banarsidass Publishers.
[10] ĐT Tâm, (2006). Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học chuyên ngành Ngôn ngữ học. Trường ĐHSP Tp. HCM.
[11] Yi MY, (2013). Garuda. In: list Books from Korea, Vol. 22, Winter 2013, pp. 45-56. Literature Translation Institute of Korea.
[12] Bakhtin M, (1981). The dialogic imagination: Four essays (M. Holquist, Ed.; C. Emerson & M. Holquist, Trans.). University of Texas Press.