BÀN THÊM VỀ “VĂN HỌC SO SÁNH” VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VĂN HỌC SO SÁNH TRUNG QUỐC

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành phố Hà Nội, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0044

Từ khóa:

văn học so sánh, văn học Trung Quốc, nghiên cứu văn học, văn học so sánh Trung Quốc

Tóm tắt

Ngày nay, làn sóng toàn cầu hoá đã lan đến tận hầu khắp các địa hạt, văn học các nước không thể giam mình trong lâu đài dân tộc trung tâm luận biệt lập, các quốc gia với nền văn học của mình đều tham dự vào nền văn chương thế giới. Các trào lưu văn học, tác gia và tác phẩm thông qua sự mở rộng của thị trường văn hóa (xuất bản và dịch thuật) tiếp xúc với nhau, tác động đa chiều tới nhau. Và bản thân văn học cũng không còn có thể yên nhiên trong địa vực của mình, mà chịu ảnh hưởng của các loại hình nghệ thuật khác, chịu tác động của cả các yếu tố phi văn học. Tình hình đó hoặc làm sâu sắc thêm những mối quan hệ nội tại của mỗi nền văn học, cũng như làm hình thành thêm những mối quan hệ mới giữa văn học với các thành tố văn hóa khác. Những mối quan hệ ấy sẽ được lí giải và nghiên cứu bởi văn học so sánh. Các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản, do tính cách tiêu biểu của văn hóa tại châu lục và đều là những “đầu cầu” của mối liên hệ giao lưu Đông - Tây nên rất đáng được xét đến như những trường hợp quan trọng trong lịch sử văn học thế giới nói chung, lịch sử văn học so sánh nói riêng. Bài viết của chúng tôi thêm một lần khẳng định vai trò quan trọng của bộ môn văn học so sánh và tập trung nghiên cứu sự hình thành, phát triển ngành nghiên cứu văn học này tại Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo

[1] NX Kính, (2019). “Ngành văn học so sánh ở nước ngoài và Việt Nam”. Tạp chí Nguồn sáng dân gian, 3, 3-21.

[2] NV Hoàn, (2020). “Tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh ở Trung Quốc qua các thời kì”. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 8 (65), 10-22.

[3] M.F Guyard, (1989). La Littérature comparée, Puf, “Que sais-je?”, “Văn học so sánh”, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/van_hoc_so_sanh-4.html, ngày 1/9/2009.

[4] TT Đạm, (1997). “Mấy vấn đề về đối tượng và chức năng của văn học so sánh”. Tạp chí Văn học, Số 9, 38 - 42.

[5] Susan Bassnett, (2006). “Tổng quan văn học so sánh”, Ngân Xuyên dịch. Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 10, 36-43.

[6] Chu TN, (1920). “Trung Quốc và Nga - Nói chuyện văn chương”. Phụ san Thần Báo, Bắc Kinh, Số ra ngày 16/11 (bản tiếngTrung), 4.

[7] NTM Chanh, LT Tân, (2019). “Học giả Tiền Chung Thư - “núi Côn Lôn” của văn hoá Trung Hoa hiện đại”. Tạp chí Lý luận - Phê bình Văn học Nghệ thuật, 5, 109-113.

[8] Ho AM, (2011). Giáo trình văn học so sánh, Lê Huy Tiêu dịch. NXB Giáo dục Việt Nam, 50.

[9] TĐ Sử, (2020). Cơ sở văn học so sánh. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 18.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-08-15

Cách trích dẫn

Thị Mai Chanh, N. (2024). BÀN THÊM VỀ “VĂN HỌC SO SÁNH” VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VĂN HỌC SO SÁNH TRUNG QUỐC. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Xã hội, 69(3), 14-22. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0044