CẢM THỨC THÁNH NỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG VÀ TRUYỆN ANDRE GIDE

Các tác giả

  • Trần Thị Hoa Lê Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thị Quế Anh Khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Khu vực I, thành phố Hà Nội, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0026

Từ khóa:

Thánh Nữ, cảm thức Thánh Nữ, thơ Bùi Giáng, truyện Andre Gide

Tóm tắt

Bùi Giáng (1926 - 1998) nhà thơ độc đáo, dị kì của Việt Nam và Andre Gide (1869 - 1951) nhà văn Pháp đoạt giải Nobel văn học năm 1947 có một mối lương duyên thú vị - tác phẩm của Gide ở Miền Nam Việt Nam sau 1954 được phổ biến rộng rãi chủ yếu nhờ vào những bản dịch tài hoa của Bùi Giáng. Giữa hai tác giả có một điểm “đồng thanh tương ứng” nổi bật là mối cảm tình sâu nặng dành cho nhân vật Nữ. Hình tượng người Nữ trong thơ Bùi Giáng và truyện Andre Gide đều gây xúc động và để lại ấn tượng mạnh cho độc giả. Tuy nhiên, cho đến nay, điểm gặp gỡ đặc biệt này trong sự nghiệp sáng tác của hai tác giả vẫn còn là khoảng trống, chưa có công trình nào đề cập. Bài viết bước đầu nghiên cứu so sánh “Cảm thức Thánh Nữ” trong thơ Bùi Giáng và truyện Andre Gide (qua bản dịch của Bùi Giáng) với mong muốn góp thêm một hướng tiếp cận, giải mã tư tưởng thi ca Bùi Giáng; từ đó góp phần luận bàn về một trong những gương mặt tiêu biểu của văn chương Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.

Tài liệu tham khảo

[1] LT Hiển, (2021). Điên và Đẹp trong thơ Bùi Giáng. https://nguoidothi.net.vn/dien-va-dep-trong-tho-bui-giang-29930.html, truy cập ngày 30/7/2021.

[2] HT Hà, (2012). Bản mệnh thơ Bùi Giáng. https://leminhquoc.vn/the-loai-khac/tac-pham-cua-ban-be/1610-toa-dam-khoa-hoc-ve-thi-si-bui-giang.html?start=3, 10/2012.

[3] HN Phương, (2012). Bùi Giáng: thơ phơi giữa nắng. https://leminhquoc.vn/the-loai-khac/tac-pham-cua-ban-be/1610-toa-dam-khoa-hoc-ve-thi-si-bui-giang.html?start=3, 10/2012.

[4] ĐĐ Hiểu, (Chủ biên), (2004). Từ điển văn học - Bộ Mới. NXB Thế giới, 541.

[5] B Giáng, (2016). Đười Ươi Chân Kinh – thơ văn tinh tuyển. NXB Hội Nhà văn & Nhã Nam.

[6] B Giáng, (2006). Thơ Bùi Giáng – Mưa nguồn. NXB Đà Nẵng.

[7] Chevalier J & Gheerbrant A, (2002). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. NXB Đà Nẵng.

[8] Gide A, (2008). Bọn làm bạc giả (Counterfeiters). Phùng Văn Tửu dịch - giới thiệu. NXB Văn học, Hà Nội.

[9] Gide Andre, (2005). Khung cửa hẹp (La Porte Estroite), Bùi Giáng dịch, đăng vnthuquan.net.

[10] Nguyễn Nhã Tiên, (2013). Đứa con của trần gian. https://nhanambook.wordpress.com /2013/02/19/dua-con-cua-tran-gian/

[11] Gide A, (2007). Hòa âm điền dã (La Symphonie Pastorale). Bùi Giáng dịch. Tái bản ấn bản Võ Tánh 1969. NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[12] B Giáng, (2020). Tuyển tập luận đề - Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Bà Huyện Thanh Quan. Tái bản các ấn bản Quế Sơn – Võ Tánh 1969 và Tân Việt 1957. NXB Đà Nẵng & Phanbook.

[13] Trịnh Văn Căn Hồng Y G.M., (1989). Kinh Thánh Tân Ước. Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội.

[14] Camus A, Andre G & Martin H, (2007). Sương tỳ hải, Bùi Giáng dịch. Tái bản ấn bản An Tiêm 1972. NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[15] https://www.fondation-catherine-gide.org/la-bibliotheque-d-andre-gide

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-05-12

Số

Chuyên mục

Bài viết

Cách trích dẫn

Thị Hoa Lê, T., & Thị Quế Anh, N. (2024). CẢM THỨC THÁNH NỮ TRONG THƠ BÙI GIÁNG VÀ TRUYỆN ANDRE GIDE. Journal of Science Social Science, 69(2), 57-70. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0026