MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0019Từ khóa:
Mức độ hài lòng, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, khách du lịch nội địaTóm tắt
Bài viết tập trung phân tích và đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến danh thắng Ngũ Hành Sơn – Thành phố Đà Nẵng dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1 – Hoàn toàn không hài lòng đến 5 – Hoàn toàn hài lòng). Sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại Ngũ Hành Sơn được đánh giá bởi 24 chỉ số riêng lẻ tập hợp thành 6 nhóm nhân tố bao gồm: cảnh quan môi trường; cơ sở hạ tầng; các sản phẩm du lịch của điểm đến; yếu tố con người; an ninh – an toàn; giá cả các loại dịch vụ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, danh thắng Ngũ Hành Sơn đã mang đến những cảm nhận tốt và nhận được sự hài lòng của khách du lịch, với điểm số trung bình là 4.22, trong đó, mức độ đánh giá của khách du lịch đến Ngũ Hành Sơn cao nhất là 4.44 dành cho nhân tố cảnh quan môi trường và thấp nhất là 3.90 dành cho nhân tố các sản phầm du lịch của điểm đến. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến Ngũ Hành Sơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Lí Thị Thương và Lê Thái Phượng, (2021). Giá trị của Danh thắng Ngũ Hành Sơn từ góc nhìn của chuyên gia, người làm du lịch và du khách. Tạp Chí Khoa Học Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh - Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, 17 (1), 64-77.
[2] Bachelet, D, (1995). Measuring Satisfaction, or the Chain, the Tree, and the Nest. In Brooks, Richard Ed. Customer Satisfaction Research, p. 244. European Society for Opinion and Marketing Research, Amsterdam.
[3] Zeithaml, V. A., Parasuraman, A, (1990). Delivering quality service: Balancing customer perceptions and expectations. Free Press, New York. p. 226.
[4] Kotler, P. and Keller, K.L, (2006). Marketing management. Pearson Prentice Hall, New Jersey, p. 729.
[5] Nguyễn Trọng Nhân, (2013). Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, 52, 44–55.
[6] Vũ Thị Thùy Trinh, (2014). Nghiên cứu sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Sa Huỳnh, Tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng.
[7] Lê Thị Tuyết, Nguyễn Anh Trụ, Vũ Thị Hằng Nga, Trần Thị Thư, (2014). Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(4), 620-634.
[8] Ngô Thị Ngọc Thảo, Trần Thị Duyên Duyên, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Hồ Thị Lê Uyên, (2019). Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với ẩm thực đường phố Đà Lạt. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, 6(1), 80-93.
[9] Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung, và Trương Quốc Dũng, (2011). Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, 20(a), 199-209.
[10] Trần Thị Lương, (2011). Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ - Đại học Đà Nẵng.
[11] Cục du lịch Quốc gia Việt Nam, (14/01/2021). Danh thắng Ngũ Hành Sơn - Tuyệt tác của thiên nhiên. https://vietnamtourism.gov.vn/post/38556.
[12] Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng, (14/01/2021). Độc đáo ma nhai Ngũ Hành Sơn. https://dangbodanang.vn/datvanguoidanang/docdaomanhainguhanhsonky1giaimabiantrenvachda/id/17252.
[13] Ban Quản Lí Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn, (14/01/2021). Danh thắng Ngũ Hành Sơn nhộn nhịp trở lại sau kích cầu du lịch. https://nguhanhson.org/news/vn-hoa-ngh-thut/bai-bao/danh-thang-ngu-hanh-son-nhon-nhip-tro-lai-sau-kich-cau-du-lich/.
[14] Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng, (14/01/2021). Du lịch phục hồi và khởi sắc. https://baodanang.vn/kinhte/202311/du-lich-phuc-hoi-va-khoi-sac-3959470/.