SỰ THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ ARAB TỪ TRONG KINH QUR’AN ĐẾN HIỆN NAY
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0013Từ khóa:
Kinh Qur’an, Islam, phụ nữ, xã hội hiện đạiTóm tắt
Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều đề cập đến người phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội. Islam giáo được đánh giá là tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay. Tôn giáo này đã thừa nhận một số quyền bình đẳng của người phụ nữ, đây là điểm tiến bộ hơn so với thời kì tiền Islam giáo. Tuy nhiên, những điều luật về phụ nữ được nêu rõ trong Kinh Qur’an và Thánh Luật Sharia (The Holy Law of Islam). Kinh Qur’an là cuốn sách thiêng liêng ghi chép các lời của Thiên chúa Allah (Words of Allah) nên Qur’an được coi là bộ luật tối cao và không ai có quyền sửa đổi. Bộ luật Sharia được triển khai từ Kinh Qur’an nên cũng là Thánh Luật bất khả xâm phạm. Do đó, những điều đã được Kinh Qur’an và Thánh Luật Sharia áp đặt lên số phận người phụ nữ cũng đều trở thành bất di bất dịch trong các nước Islam giáo. Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa, các xã hội truyền thống của người Arab cũng có nhiều thay đổi để thích nghi. Người phụ nữ Arab càng ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong tiến trình phát triển, để dần khẳng định vị thế của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Từ cách tiếp cận liên ngành lịch sử - xã hội học, bài viết chỉ ra những quan điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ Arab truyền thống được đề cập trong kinh Qur’an, từ đó phân tích sự thay đổi trong quan niệm về người phụ nữ Ả rập trong xã hội hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Hassan A. Karim, 2001. Kinh Qur’an (Ý nghĩa – Nội dung). Nxb Tôn giáo Hà Nội, tr.377, tr.151, tr.156, tr.161, tr.162, tr.71
[2] Đặng Thị Thuý, 2018. Những quy định của Islam giáo về tình dục, hôn nhân và đời sống gia đình. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, số 3, tr.184.
[3] Hassan A. Karim, 2001. Kinh Qur’an (Ý nghĩa – Nội dung). Nxb Tôn giáo Hà Nội, tr.74, tr.153, tr.149.
[4] Hoàng Thu Minh, 2018. Phụ nữ trong hệ thống giáo dục đại học ở các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Tạp chí Nghiên cứu châu Phi & Trung Đông, số 05 (153), tr.18.
[5] Nguyễn Thị Thơm, 2015. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an). Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.61.
[6] Hoàng Thu Minh, 2018. Phụ nữ trong hệ thống giáo dục đại học ở các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Tạp chí Nghiên cứu châu Phi & Trung Đông, số 05 (153), tr.18.
[7] Nguyễn Thị Thơm, 2015. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an). Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG Hà Nội, tr.65.
[8] Hoàng Thu Minh, 2018. Phụ nữ trong hệ thống giáo dục đại học ở các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Tạp chí Nghiên cứu châu Phi & Trung Đông, số 05 (153), tr.17.
[9] Nguyễn Thị Thơm, 2015. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an). Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG Hà Nội, tr.67.
[10] Đặng Thị Thuý, 2018. Những quy định của Islam giáo về tình dục, hôn nhân và đời sống gia đình. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, số 3, tr.186.