GIẢI THIÊNG HÌNH MẪU THÁM TỬ TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HẬU HIỆN ĐẠI CÁI CHẾT CỦA ACHILLES CỦA BORIS AKUNIN
DOI:
https://doi.org/10.18173/2354-1067.2024-0003Từ khóa:
thám tử, trinh thám hậu hiện đại, Cái chết của Achilles, Boris AkuninTóm tắt
Trinh thám hậu hiện đại là một xu hướng phát triển mới của thể loại truyện trinh thám đang ngày càng trở nên phổ biến và đạt được những thành tựu nổi bật từ cuối thế kỉ XX đến những năm gần đây. Cảm quan hậu hiện đại thể hiện qua việc tái cấu trúc nhiều bình diện của tiểu thuyết trinh thám truyền thống nhằm đáp ứng thị hiếu của độc giả đương đại và giải thiêng hình mẫu thám tử là một trong những bước chủ chốt của công cuộc cách tân thể loại trinh thám. Khảo sát nhân vật thám tử Fandorin trong tiểu thuyết Cái chết của Achilles của nhà văn Nga Boris Akunin, bài viết tập trung nghiên cứu cảm hứng giải thiêng như khuynh hướng chủ đạo trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết trinh thám trong hoàn cảnh hậu hiện đại. Chúng tôi nhận thấy những nỗ lực của Boris Akunin khi tạo ra một nhân vật thám tử không như mẫu hình truyền thống nhằm giải cấu trúc, phá vỡ thế nhị nguyên vốn đã trở thành những “khuôn vàng thước ngọc” trong việc xây dựng nhân vật trinh thám. Tác giả không chỉ kể một câu chuyện trinh thám mà còn bộc lộ cảm quan hậu hiện đại về con người.
Tài liệu tham khảo
[1] ĐTB Hồng, (2011). Tự sự phản trinh thám trong Thành phố thuỷ tinh của Paul Auster. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] VTT An, (2007). Kết cấu truyện trinh thám Edgar Allan Poe. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Carolyn W., (1913). The technique of the Mystery story. Harvard College Library.
[4] Akunin B., (2008). Cái chết của Achilles (Lê Thị Lan Hương dịch). NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[5] PT Anh, (2010). “Đặc trưng truyện trinh thám hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tin tức về một vụ bắt cóc của Gabriel Garcia Marquez”. Báo Văn hoá - Lịch sử (Số 05 – 2010), tr.
[6] PT Anh, (2022). “Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thành phố thuỷ tinh của Paul Auster”. Tạp chí trường Đại học Cần Thơ (số 22/10/2022), tr.54.
[7] LH Bắc, (2015). Văn học hậu hiện đại - Lí thuyết và tiếp nhận. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[8] Van Dine S.S., (1982). “Hai mươi nguyên tắc khi viết tiểu thuyết trinh thám”. Tạp chí The American Magazine. https://www.speedcitysistersincrime.org/ss-van-dine---twenty-rules-for-writing-detective-stories.html
[9] LTM Nguyệt, (2015). Yếu tố giả trinh thám trong tiểu thuyết Tên của đóa hồng của Umberto Eco. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10] Elena Baraban V., (2021). Akunin Project: The Mysteries and Histories of Russia's Bestselling Author, University of Toronto Press.