BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HỌC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Các tác giả

  • Lê Văn Tấn Khoa Du lịch, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.18173/2354-1067.2025-0003

Từ khóa:

du lịch văn học, di sản văn học, tài nguyên du lịch, du lịch văn hóa, Việt Nam

Tóm tắt

Du lịch văn học tuy không mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới song ở Việt Nam nó lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Với hệ thống di sản văn học phong phú, đa dạng, giàu có về các phương diện giá trị, Việt Nam hoàn toàn có nhiều tiềm năng để hoạch định, khai thác và phát triển loại hình du lịch khá độc đáo này đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Là một hình thức du lịch văn hóa, du lịch văn học dựa trên hành trình tham quan, tham dự những địa điểm và sự kiện liên quan đến nguồn tài nguyên văn học, du lịch văn học là du lịch trải nghiệm về văn học, cần được hình dung như một sản phẩm du lịch, hướng đến khai thác các giá trị văn học để giới thiệu, thuyết minh điểm đến và cũng đồng thời cần quy hoạch và phục dựng các mô hình, thiết chế du lịch văn học liên quan. Việc khảo sát và luận giải hệ giá trị di sản văn học Việt Nam một cách hệ thống để từ đó đề xuất các mô hình, thiết chế và cách thức khai thác loại hình du lịch văn học trong bối cảnh hội nhập, quốc tế hóa toàn cầu giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch văn học, du lịch văn hóa - lịch sử nói riêng, ngành du lịch Việt Nam nói chung; cũng từ đó nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh Đất nước, Con người Việt Nam; định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch Thế giới.

Tài liệu tham khảo

[1] PTT Hiền & NT Hiền, (2014). Phát triển những thiết chế văn học trong thời đại của văn hóa đại chúng: Kinh nghiệm Hàn Quốc gợi ý cho Việt Nam (Trường hợp Bảo tàng văn học). Hội thảo khoa học Đổi mới văn học. Viện Văn học Việt Nam, Hà Nội, tháng 5/2014.

[2] PTT Hiền, (2015). Quá trình hình thành, phát triển và quang phổ của những hình thức du lịch văn học (từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước Âu Mỹ và Hàn Quốc). Toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch. NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

[3] PTT Hiền, (2020). Du lịch văn học với việc bảo tồn phát huy di sản văn học Nguyễn Du. nguồn: http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/du-lich-van-hoc-voi-viec-bao-ton-phat-huy-di-san-nguyen-du_11044.html, cập nhật: Thứ Năm, 13/08/2020 10:54

[4] TT An, (2020). Truyện Kiều với tư cách là một hiện tượng văn hóa. Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11 (585), tr.10-21.

[5] LVT Giang, (2022). Phát triển loại hình du lịch văn học - nghệ thuật ở thành phố Huế hiện nay. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 20(3B), 145-157.

[6] TN Thìn, (2018). Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7] ĐT Kiên, (2006). Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, in lần thứ 2. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[8] VV Thành, (2015). Tổng quan du lịch. NXB Văn hóa - Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh.

[9] LP Hùng, (2016). Bài giảng du lịch văn hóa. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

[10] DV Sáu, (2019). Giáo trình văn hóa du lịch. NXB Lao động, Hà Nội.

[11] BTH Yến chủ biên, Phạm Hồng Long (2011). Tài nguyên du lịch. NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12] LV Tấn & NT Hưởng, (2024). Giáo trình văn học Việt Nam (dành cho sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Công đoàn). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[13] Carrigan A, (2011). Postcolonial Tourism: Literature, Culture, and Environment. Routledge.

[14] Bourlet M, (2019). Cosmopolitanism, Literary Nationalisms and Linguistic Activism: A Multi-local Perspective on Pulaar. Journal of World Literature, 4 (1), 35-55. https://doi.org/10.1163/24056480-00401004

[15] Richards G, (2003). What is Cultural Tourism?. In A. van Maaren (ed.). Erfgoed Voor Toerisme. National Contact Monumenten, http://www.academia.edu/1869136/ What_is_Cultural_Tourism

[16] Festić F, (2023). Gender as a mediation between world literature and national literature. In World Literature Studies, 15(3), 34-44. 1337-9275. DOI: https://doi.org/10.31577/ WLS.2023.15.3.4

[17] Hajdu P, (2023). World literature and national literature. In World Literature Studies, 15(3), 2-3. 1337-9275.

[18] Dunker HM, (2011). Literatour in Berlin. United States of America.

[19] Nicky van Es, “Literary Tourism”, http://www.locatingimagination.com/literary-tourism/

[20] Nigel Baele, “Target Literary and Cultural Tourists”, http://literarytourist.com/browse.php?page=116

[21] Noh Jae-hyun, (2013). Cultural Flourishing Eventually Hinges on People and Money. www.koreafocus.or.kr/design2/layout/content_print.asp?group_id...

[22] Paul AW, (2007). The Literary Tourist: Readers and Places in Romantic & Victorian Britain (review). Victorian Studies, 50(1).

[23] World Travel Tourism Council. “A new chapter - is literary tourism the future?”, http://www.wttc.org/global-news/articles/2014/oct/a-new-chapter-is-literary-tourism-the-future

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-01-06

Số

Chuyên mục

Bài viết

Cách trích dẫn

Văn Tấn, L. . (2025). BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HỌC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. Journal of Science Social Science, 70(1), 23-34. https://doi.org/10.18173/2354-1067.2025-0003